K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn bỏ ăn sáng thì các bữa ăn còn lại trong ngày cũng khó lòng bù lại lượng dưỡng chất thiếu hụt, điều này có hại cho sức khỏe của bạn trước mắt và lâu dài. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng mở đầu cho một ngày mới kể từ bữa ăn cuối của ngày hôm trước. Với một số người khoảng thời gian này là 8 – 10 tiếng và đối với trẻ em, chúng ăn bữa tối sớm hơn người lớn thì thời gian này lên đến 16 tiếng.
 

 




Vì thế mức năng lượng trong người bạn vào buổi sáng luôn thấp. Cơ thể của bạn cần được cung cấp năng lượng từ việc ăn uống để có đủ năng lượng bắt đầu một ngày mới bận rộn. Dưới đây là một số lời khuyên và bí quyết nho nhỏ cho một bữa sáng tốt, cân bằng về dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng:

 

Bữa sáng là bữa tuyệt nhất trong vì bạn có thể thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau từ đồ ăn nhẹ đến một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tất cả là phụ thuộc vào quỹ thời gian của bạn mà thôi. Bữa sáng với các món từ ngũ cốc sẽ bổ sung khoáng chất và các vitamin.

Vì thế khi ăn ngũ cốc bạn nên dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cân bằng bữa ăn. Còn nếu bạn uống một cốc nước quả thì vitamin C trong đó sẽ giúp hấp thụ tốt  hơn chất sắt có trong ngũ cốc. Nếu bạn thích ăn những lát bánh mỳ nướng vào buổi sáng thì có vô vàn loại bánh mỳ hoặc các thức ăn làm từ bột mỳ cho bạn lựa chọn: bánh sừng bò, bánh mỳ gối, bánh mỳ đen, bánh mỳ cuộn…
 

 


Bạn có thể ăn bánh mỳ với bơ hay phết một chút mứt dâu hoặc mứt cam lên bánh rồi dùng thêm một cốc nước quả là xong. Đó là một bữa sáng vừa tốt cho sức khỏe, vừa dễ dàng nhanh gọn, không hề phiền phức. Khi bạn tự nấu bữa sáng ở nhà thì nhớ là nướng sẽ tốt hơn rán nhé, nên hạn chế chần trứng hoặc tráng trứng và hạn chế lượng xúc xích cũng như thịt nguội. Hãy ăn thêm cà chua, nấm và đậu để tăng thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Với một bữa sáng nhẹ bạn nên chọn sữa chua và hoa quả. Một số người thấy rằng khi ăn lượng đường bột vừa phải hoặc thậm chí ít đường họ cảm thấy no lâu hơn. Thức ăn chứa nhiều đường bột có thể được hấp thu nhanh hơn so với các thức ăn khác. Ăn nhiều thức ăn đường bột có thể khiến bạn thấy đói nhanh hơn, đường huyết tăng ngay sau khi ăn nhưng đồng thời cũng giảm nhanh. Do đó vào bữa sáng bạn nên ăn một chút cháo, bánh mỳ hoặc bột ngũ cốc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn sáng đều đặn sẽ giúp cải thiện trí nhớ và cho trạng thái tinh thần tốt. Người ăn sáng thường xuyên cũng ít bị stress và cảm thấy bình tĩnh hơn .     Người lớn sau khi ăn sáng có trạng thái tinh thần tốt hơn còn trẻ nhỏ ăn sáng đều sẽ thể hiện tốt hơn khi đi học. Bữa sáng cung cấp gần như ¼ nhu cầu dinh dưỡng cả ngày của cơ thể. Bỏ bữa sáng, vì thiếu thời gian hay vì ăn kiêng muốn giảm cân có thể dẫn đến thiếu chất.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn bỏ ăn sáng thì các bữa ăn còn lại trong ngày cũng khó lòng bù lại lượng dưỡng chất thiếu hụt, điều này có hại cho sức khỏe của bạn trước mắt và lâu dài.

Trên tờ tạp chí Dinh dưỡng Anh, các nhà khoa học của trường ĐH King London (Anh) và ĐH São Paulo (Brazil) khẳng định: Thời điểm ăn uống cũng quan trọng như ăn cái gì. Việc ăn uống thất thường, bỏ bữa liên quan với các bệnh lý do rối loạn chuyển hoá như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì.

BS Gerda Pot, giảng viên khoa học dinh dưỡng của ĐH King London và cộng sự cho biết, ăn không đúng bữa có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học như chán ăn, chuyển hoá chất béo, cholesterol, glucose. Quá trình trao đổi chất cũng liên quan chặt chẽ với nhịp sinh học. Theo đó thức ăn có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học, đặc biệt là các nội tạng như gan và ruột; còn chu kỳ tối/sáng lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận định: Sự gia tăng của làm ca và “hội chứng mệt mỏi máy bay đường dài” là do đa số chúng ta sống theo nhịp xã hội thay vì nhịp sinh học. Điều này đã làm thay đổi mô hình tiêu thụ thực phẩm. Hơn thế, nó còn gây ra tình trạng bỏ bữa, ăn ngoài hàng, ăn trên đường, ăn muộn ngày càng trở nên thường xuyên hơn.

Hậu quả là những người bỏ bữa, ăn trên đường hay ăn tối muộn sẽ ít khoẻ mạnh hơn những người thường xuyên ngồi ăn cùng người khác.

Tuy nhiên, giải đáp cho vấn đề cơ thể chúng ta cần nhiều năng lượng nhất trong bữa ăn nào hiện vẫn đang để ngỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có những nghiên cứu lớn về về vấn đề này cũng như những nghiên cứu về tác động của việc ăn với ai để làm rõ việc ăn uống cùng gia đình ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào.

21 tháng 12 2018

Ta phải ăn đúng bữa,đúng cách vì

   +Cơ thể cần hấp thu năng lượng của thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể(vì cơ thể tiêu hóa thức ăn từ 3-4 tiếng)

   +Vì thực phâm tiêu thụ theo nhịp sinh học:để tránh bị rối loạn cần ăn đúng bữa và đúng cách để không bị rối loạn hay ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn

18 tháng 3 2021

Không  vì một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là một bữa ăn có đủ 4 nhóm chất nhưng ko cần phải lựa chọn các loại thức ăn mắc tiền nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể đòi hỏi

18 tháng 3 2021

Đúng

 

8 tháng 3 2017

đúng vì nếu như mà còn lại đem đi đổ bỏ thì rất phung phí

TK:

      Các bài báo khoa học đều chỉ ra rằng không chỉ việc chúng ta ăn gì mà chúng ta ăn vào thời điểm nào có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Ăn uống không điều độ dẫn đến tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 cho dù bạn tiêu thụ bao nhiêu calo đi nữa.

       Một trong những đánh giá kiểm tra mô hình ăn uống quốc tế chỉ ra rằng béo phì là do liên quan đến việc ăn nhiều loại thực phẩm nhiều calo vào buổi tối. Một nghiên cứu khác lại cho biết những người ăn 6 bữa/ngày có nồng độ cholesterol và lượng insulin tốt hơn những người có chế độ ăn từ 3-9 bữa/ngày.

        Bạn có bao giờ lùi bữa tối vì công việc bận rộn? Bạn có bao giờ bỏ bữa sáng vì ngủ quên? Miễn sao không bị rối loạn tiêu hóa sau đó thì không có vấn đề nghiêm trọng? Suy nghĩ này có lẽ rất sai lầm.

Câu trả lời:

Các bài báo khoa học đều chỉ ra rằng không chỉ việc chúng ta ăn gì mà chúng ta ăn vào thời điểm nào có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Ăn uống không điều độ dẫn đến tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 cho dù bạn tiêu thụ bao nhiêu calo đi nữa.

11 tháng 5 2021

Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý:

-Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

-Điều kiện tài chính

-Sự cân bằng chất dinh dưỡng

-Thay đổi món ăn

Sự thay đổi món ăn hằng ngày sao cho đa dạng hơn là rất cần thiết. Ngoài việc tạo cho chúng ta  cảm giác ngon miệng, việc thay đổi món ăn hằng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta đầy đủ các nguyên tố hóa học, trong đó có các nguyên tố vi lượng, vitamin... và hàm lượng axit amin không thay thế cần thiết.

 - Các cách thay đổi món ăn.

+ Thay đổi loại thực phẩm.
+ Thay đổi cách chế biến.
+ Thay đổi cách trình bày, trang trí.

11 tháng 5 2021

tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình ?

 

 

21 tháng 12 2021

D

21 tháng 12 2021

d

10 tháng 3 2018

Đây là công nghệ mà đâu phải văn đâu.

2. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng thành viên khi tổ chức bữa ăn trong gia đình ?                                                                               Điền dấu x vào ô trống cho các ý trả lời đúng:                                                    ..... 1. Trẻ em cần ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể.                                                                         ...
Đọc tiếp

2. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng thành viên khi tổ chức bữa ăn trong gia đình ?                                                                               Điền dấu x vào ô trống cho các ý trả lời đúng:                                                    ..... 1. Trẻ em cần ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể.                                                                                                       ..... 2. Phụ nữ đang mang thai cần ăn nhiều loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm chất đạm , chất sắt và canxi.                                                              ....... 3. Người lớn đang làm việc đặc biệt là những người lao động chân tay , vận động viên cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng .                                                                                                                     ........ 4. Người già cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng .

2

 2. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng thành viên khi tổ chức bữa ăn trong gia đình ?                                                                               Điền dấu x vào ô trống cho các ý trả lời đúng:                                                    ..X... 1. Trẻ em cần ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể.                                                                                                       ..... 2. Phụ nữ đang mang thai cần ăn nhiều loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm chất đạm , chất sắt và canxi.                                                              ....X... 3. Người lớn đang làm việc đặc biệt là những người lao động chân tay , vận động viên cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng .                                                                                                                     ........ 4. Người già cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng .

23 tháng 6 2021

Cảm ơn bạn 

5 tháng 12 2021

Tóm tắt lý thuyết

I. Thế nào là bữa ăn hợp lý

  • Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cơ thể cần:

    • Chất đạm  (Protein)

    • Chất béo   (Lipit)

    • Chất đường & tinh bột (Gluxit)

    • Các chất khoáng

    • Các vitamin

    • Nước và chất xơ.

  • Ví dụ 1:

    • Thịt rang (chất đạm ,chất béo can xi)

    • Cá rán (Chất khoáng, chất béo)

    • Thịt bò xào (chất đạm, chất béo)

    • Cà muối (chất khoáng, chất xơ,)

    • Cơm (chất đường bột)

  • Ví dụ 2:

    • Cơm (chất đường bột)

    • Nước chấm

    • Rau luộc (Vitamin ,chất xơ)

→ Thực đơn 1 hay thực đơn 2 là một bữa ăn hợp lí?

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày

  • Bữa ăn chính là bữa ăn trong đó có cơm mới nấu và kết hợp với nhiều món ăn hơn

  • Bữa ăn phụ không nhất thiết phải có cơm (ngô, sắn, mì nấu…)

  • Việc phân chia số bữa ăn trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc hay khi nghỉ ngơi.

  • Bữa ăn hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cần phân chia bữa ăn hợp lý, khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ 

    • Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể, vì hệ tiêu hoá phải làm việc không điều độ. Không ăn sáng quá muộn  (6h30 -  7h30)

    • Bữa trưa: Sau 4 tiếng thức ăn được tiêu hoá hết trong dạ dày. Cần ăn nhanh nhưng đủ chất để bổ sung chất và năng lượng đã tiêu hao ở buổi sáng và chuẩn bị  năng lượng hoạt động  cho  buổi chiều. 

    • Bữa tối: Cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

  • Tóm lại: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡngcũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và góp phần tăng tuổi thọ.

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

  • Nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào:

    • Lứa tuổi, giới tính.

    • Thể trạng.

    • Công việc.

  • Ví dụ:

    • Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.

    • Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

    • Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt.

2. Điều kiện tài chính

  • Cân nhắc về số tiền hiện có để đi mua thực phẩm.

    • Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.

    • Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.

    • Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.

    • Phối hợp với các loại thực phẩm tự trồng, tự nuôi (nếu có).

  • Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng

  • Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

  • Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

    • Nhóm giàu chất đạm.

    • Nhóm giàu chất đường bột.

    • Nhóm giàu chất béo.

    • Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.

4. Thay đổi món ăn

  • Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.

  • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.

  • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

  • Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm, hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

  • Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý ?

Hướng dẫn giải

  • Khả năng và điều kiện tài chính

  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Nhu cầu của các thành viên trong gia đình (hoặc người tham gia bữa ăn)

  • Có sự thay đổi các món ăn.

Bài 2:

Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?

Hướng dẫn giải

  • Cần phải chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa an hoàn chỉnh ,cân bằng chất dinh dưỡng 

  • Tránh tình trạng thừa chất ,và thiếu chât trong các bữa an trong gia đình một thời gian dài, sẽ ảnh hướng xấu đến sức khoẻ như con người như thừa chất và thiếu chất .

Bài 3:

Hãy kể tên các món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa ?

Hướng dẫn giải

  • Các món ăn mà em đã sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như : cá nấu , cá rán ; rau,thịt xào ;rau,thịt luộc , tôm rang , thịt rang thịt rán , đậu phụ rán ...

  • Ăn như vậy tương đối hợp lý: Vì thay đổi bữa ăn hàng ngày thay đổi cách chế biến trong nấu ăn ,đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiêt, nên hạn chế ăn đồ ăn chiên rán nhiều vì co nhiều chất béo.

Bài 4:

Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Hướng dẫn giải

  • Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon bổ, và không tốn kém và lãng phí.

  • Đối với thành viên trong gia đình đang có biểu hiện béo thì không nên ăn đồ ăn chứa chất béo , cần bổ xung các thức ăn giàu các chất cần thiêt cho những người gầy trong thành viên trong gia đình